Giấy phép phòng cháy chữa cháy là yêu cầu quan trọng và bắt buộc đối với nhiều loại hình doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ đảm bảo an toàn cho con người và tài sản mà còn giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật. Trong bài viết này, VNPT iAlert sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, giúp quá trình xin giấy phép của bạn diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Tìm hiểu ngay!
Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?
Giấy phép phòng cháy chữa cháy là một văn bản chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận rằng cơ sở đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Để có giấy phép này, cơ sở phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về thiết kế, trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy và quản lý các chất nguy hiểm cháy nổ. Điều này giúp cơ sở đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và giảm thiểu thiệt hại cháy nổ gây ra trong quá trình hoạt động.
Đối tượng nào cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?
Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thì các đối tượng sau đây phải xin cấp phép phòng cháy chữa cháy:
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Tóm tắt nghị định 136/NĐ/CP về phòng cháy chữa cháy
Tại sao phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?
Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không chỉ là tuân thủ quy định pháp luật mà còn là biện pháp bảo vệ an toàn cho con người, tài sản và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giấy phép phòng cháy chữa cháy đảm bảo rằng cơ sở đã được kiểm tra và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn phòng chống cháy nổ, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ và thiệt hại do cháy nổ gây ra. Để hiểu rõ hơn về quy định, việc học phòng cháy chữa cháy cũng là một cách để trang bị kiến thức cần thiết.
Cơ sở hoạt động có giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề pháp lý và bảo vệ uy tín của mình trên thị trường. Luật phòng cháy chữa cháy nhấn mạnh rằng đây là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép phòng cháy chữa cháy sẽ được chuẩn bị theo từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào loại đối tượng và yêu cầu của cơ quan cấp phép. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các loại hồ sơ cần thiết trong từng trường hợp:
Đối với đồ án quy hoạch xây dựng
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06);
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về PCCC của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình;
Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến PCCC
Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc GCN đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc GCNQSDĐ hoặc văn bản chứng minh QSDĐ hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
>> Xem thêm: Quy định về thiết kế phòng cháy chữa cháy
Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; văn bản góp ý thiết kế cơ sở về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC (nếu có);
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc GCN đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc GCNQSDĐ hoặc văn bản chứng minh QSDĐ hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
- Dự toán xây dựng công trình; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Bản sao GCN thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về PCCC (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh);
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);
Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PCCC
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
Lưu ý
- Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.
- Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Để thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, cá nhân và tổ chức có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: Tùy thuộc vào đối tượng xin cấp giấy phép, cơ quan thẩm quyền có thể là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an cấp tỉnh (quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Người nộp hồ sơ cần cung cấp giấy giới thiệu hoặc ủy quyền, kèm theo thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Bước 2: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan sẽ tiếp nhận và viết phiếu biên nhận. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan sẽ hướng dẫn bổ sung và hoàn chỉnh.
Bước 3: Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nộp phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Theo lịch hẹn trên phiếu biên nhận, cá nhân/tổ chức đến nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Thời gian giải quyết: Từ 7 đến 15 ngày làm việc, tùy theo loại hồ sơ.
Kết luận
Việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy là một bước quan trọng không chỉ để tuân thủ quy định của pháp luật mà còn để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản trong quá trình kinh doanh. Để tránh các vấn đề pháp lý và đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ, doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy trình và thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Đầu tư vào an toàn cháy nổ là đầu tư cho sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này của VNPT iAlert đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu cần tư vấn và triển khai giải pháp VNPT iAlert, khách hàng có thể liên hệ qua các kênh sau:
- Email: info@vnptialert.com.vn
- Website: https://vnptialert.com.vn
- Hotline: 0923246767
- Số điện thoại hỗ trợ 24/7:
-
- (+84)879662468 (Mr. Dương);
- (+84)915388710 (Mr. Tuyến);
- (+84)333608579 (Mr. Thịnh)