Các quy định về bình chữa cháy

Hiện tại VNPT iAlert đang tìm kiếm các đại lý phân phối và lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo sự cố trên phạm vi toàn quốc. Với những chính sách tốt, sản phẩm uy tín và chất lượng hứa hẹn sẽ là cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Quý anh/chị có nhu cầu hợp tác phân phối hoặc lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo cháy có thể liên hệ qua số hotline: 02.444.555.555 hoặc với chúng tôi.

18/04/2024
Nội dung bài viết

Trong mỗi tổ chức, cơ sở kinh doanh hoặc phương tiện cá nhân, việc trang bị và bố trí bình chữa cháy đúng cách là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho mọi người. Điều này không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một biện pháp phòng ngừa thiết yếu giúp giảm thiểu rủi ro và hậu quả nghiêm trọng do hỏa hoạn gây ra. Trong bài viết này của VNPT iAlert, chúng ta sẽ cùng khám phá các quy định về bình chữa cháy để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Quy định về trang bị, bố trí bình chữa cháy

Quy định về bình chữa cháy được quy định tại Tiêu chuẩn TCVN 3890:2023.

5. Quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy.

5.1.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe.

5.1.1.1 Tất cả các khu vực trong nhà và công trình kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.

5.1.1.2 Lựa chọn, tính toán trang bị và bố trí bình chữa cháy thực hiện theo quy định tại điều 6 và điều 7 TCVN 7435-1.

5.1.1.3 Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại 5.1.1.2.

5.1.1.4 Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.1.2 và 5.1.1.3.

5.1.1.5 Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình theo tính toán để trang bị thay thế khi cần thiết (cho phép không quá 100 bình mỗi loại).

5.1.1.6 Bình chữa cháy được bố trí theo thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5 TCVN 7435-1. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ theo quy định tại 5.1.1.5. Bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức và được bố trí tại:

a) Nơi mà những người theo đường thoát nạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng;

b) Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi;

c) Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có cấu trúc giống nhau.

Không đặt các bình chữa cháy ở các khu vực, vị trí sau:

a) Khi đám cháy tiềm ẩn có thể ngăn cản việc tiếp cận chúng;

b) Gần các thiết bị sinh nhiệt mà có thể làm ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả của bình chữa cháy;

c) Ở những vị trí khuất sau cửa ra vào, trong tủ không quan sát được bình chữa cháy hoặc hốc sâu;

d) Nơi chúng có thể gây cản trở lối thoát nạn;

e) Ở các vị trí trong phòng hoặc hành lang cách xa lối ra trừ trường hợp cần thiết đối với nguy hiểm cháy;

f) Nơi chúng có thể bị hỏng do các hoạt động thường ngày.

5.1.1.7 Bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026, TCVN 7027.

5.1.2 Trang bị, bố trí bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo.

5.1.2.1 Các bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo phải phù hợp với TCVN 12314-1.

5.1.2.2 Căn cứ điều kiện thực tế của nhà và công trình, có thể lắp đặt ở mặt tường hoặc treo trên trần nhà, với chiều cao thích hợp sao cho đảm bảo diện tích bảo vệ hữu hiệu theo công bố của đơn vị sản xuất. Trong bất kỳ trường hợp nào phải đảm bảo khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần nhà là không quá 40 cm.

5.1.2.3 Bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo có thể được trang bị tại khu vực bếp của nhà hàng, các phòng nồi hơi, giặt là có diện tích không quá 100 m2. Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100 m2 thì nên phân chia thành các khu vực có diện tích đến 100 m2 bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 45) hoặc vách ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45).

5.1.3 Trang bị, bố trí bình khí chữa cháy tự động kích hoạt.

5.1.3.1 Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải phù hợp với TCVN 12314-2.

5.1.3.2 Cho phép trang bị bình khí chữa cháy tự động kích hoạt (có thiết kế bổ sung chức năng giám sát xả, tín hiệu xả phải được truyền về tủ trung tâm báo cháy) thay thế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí tại các khu vực không thường xuyên có người với diện tích không quá 100 m2. Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100 m2 thì phải phân chia thành các khu vực có diện tích không quá 100 m2 bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 45) hoặc vách ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45).

Trên đây là các quy định về trang bị, bố trí bình chữa cháy, bao gồm quy định đặt bình chữa cháy, quy định về số lượng bình chữa cháy và quy định khoảng cách đặt bình chữa cháy. Theo đó, mỗi gia đình, cơ sở cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này để đảm bảo an toàn cháy nổ, giúp kiểm soát và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Việc lắp đặt đúng cách và đủ số lượng bình chữa cháy theo quy định không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn là yêu cầu pháp lý đối với mọi đơn vị, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Quy định kiểm định bình chữa cháy

Điều 38 tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định kiểm tra bình chữa cháy như sau: 

Điều 38. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an.

2. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

3. Nội dung kiểm định:

a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

4. Phương thức kiểm định:

a) Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;

b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;

c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định;

d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25).

5. Hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

a) Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

b) Hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

c) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27); biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28); Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

d) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

6. Cơ quan, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 11 Điều này theo một trong các hình thức sau:

a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

b) Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.

9. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

10. Thời hạn giải quyết hồ sơ

a) Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan Công an trực tiếp kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, cơ quan Công an đã tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo cho cơ quan, tổ chức đã gửi hồ sơ trước đó về việc tổ chức lấy mẫu xác suất để thực hiện việc kiểm định, sau khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm định kèm theo biên bản kiểm định, cơ quan Công an phải thông báo kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

b) Trường hợp phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm định và đề nghị cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này, cơ quan Công an có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

c) Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC29) và dán tem kiểm định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị thực hiện kiểm định có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp.

11. Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 3, 6, 7 và 8 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền;

c) Đơn vị thuộc cơ quan Công an có đủ điều kiện, được Bộ Công an cho phép thực hiện công tác kiểm định; cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được phép thực hiện các hoạt động tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm định, lấy mẫu, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25) đối với loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cấp phép kiểm định thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi có kết quả kiểm định phải thông báo bằng văn bản kèm theo biên bản kiểm định để đơn vị đề nghị kiểm định gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này đến cơ quan Công an có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Việc kiểm định bình chữa cháy là một quá trình thiết yếu để đảm bảo mỗi bình đều đạt chuẩn an toàn. Quá trình này bao gồm việc dán tem kiểm định bình chữa cháy, một bước quan trọng nhằm xác minh tính phù hợp của bình với các tiêu chuẩn hiện hành. 

Thời hạn tem kiểm định bình chữa cháy cần được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo rằng mỗi bình luôn trong tình trạng tốt và sẵn sàng để sử dụng. Tem kiểm định không chỉ là minh chứng cho việc bình đã qua kiểm định mà còn là thông tin cần thiết để bảo đảm bình chữa cháy luôn có thể hoạt động hiệu quả trong mọi tình huống.

Quy định bảo dưỡng bình chữa cháy

Theo quy định bảo dưỡng bình chữa cháy tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên

Thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện.

Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Về bảo dưỡng định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;

Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Quy định xử phạt khi không trang bị bình chữa cháy

Tìm hiểu về các mức xử xử phạt dành cho những trường hợp không trang bị bình chữa cháy theo đúng quy định. Làm rõ câu hỏi “Lỗi không có bình chữa cháy phạt bao nhiêu?”, qua đó giúp các cơ sở kinh doanh và cá nhân hiểu rõ mức độ nghiêm trọng khi vi phạm,  từ đó có các biện pháp khắc phục và đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc.

Quy định xử phạt về lỗi không trang bị bình chữa cháy và sai về bảo quản, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại Điều 44, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;

c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;

b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;

d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;

đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định của pháp luật;

c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác;

d) Sử dụng nguồn nước chữa cháy sai mục đích hoặc không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định của pháp luật;

đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật;

b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy;

c) Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy đã được trang bị theo quy định của pháp luật;

d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định của pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

Kết luận

Tóm lại, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về bình chữa cháy không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là một bước quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của chúng ta. Bằng cách thực hiện đúng các tiêu chuẩn đã đề ra, mỗi cá nhân và tổ chức có thể đóng góp vào việc tạo ra một môi trường an toàn, giảm thiểu rủi ro cháy nổ trong cuộc sống hàng ngày.

Hy vọng qua bài viết này của VNPT iAlert bạn đã có thể nắm được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về bình chữa cháy.

Tổng hợp các cảm biến khói phổ biến

Bài viết này của VNPT iAlert sẽ giúp bạn khám phá và hiểu rõ hơn về các loại cảm biến khói phổ biến hiện nay....