Cháy: Phòng hơn chữa

Hiện tại VNPT iAlert đang tìm kiếm các đại lý phân phối và lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo sự cố trên phạm vi toàn quốc. Với những chính sách tốt, sản phẩm uy tín và chất lượng hứa hẹn sẽ là cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Quý anh/chị có nhu cầu hợp tác phân phối hoặc lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo cháy có thể liên hệ qua số hotline: 02.444.555.555 hoặc với chúng tôi.

04/04/2024
Nội dung bài viết

(DNTO) – Vào khoảng 19h40 ngày 1/4, từ một căn nhà ven kênh Đôi, bờ Nam, thuộc phường 2, quận 8 (TP.HCM), ngọn lửa bùng phát, lan ra thành một đám cháy dữ dội, thiêu rụi nhiều căn nhà. Rất may không có thương vong về người.

Trong thời kỳ đỉnh điểm mùa khô nắng nóng như hiện nay, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy là rất cao. Việc lơ là ý thức và thực hiện phòng cháy không nghiêm góp phần rất lớn để xảy ra cháy. Thời gian gần đây, trên địa bàn một số địa phương đã liên tiếp xảy ra các vụ cháy để lại hậu quả đáng tiếc.

Thông cáo báo chí về tình hình cháy nổ và cứu nạn cứu hộ tháng 2/2024 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho biết: Chỉ trong vòng tháng 2/2024, trên toàn quốc đã xảy ra 447 vụ cháy, làm chết 15 người, bị thương 10 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 27,38 tỷ đồng và 14,95 ha rừng…

Các vụ cháy liên tiếp xảy ra

Hiện trường vụ cháy tại kênh đôi

Hiện trường vụ cháy tại kênh Đôi, bờ nam, thuộc phường 2, quận 8 vào chiều tối ngày 1/4/2024. Ảnh Kim Sáng

Trên thực tế cho đến nay số vụ cháy không hề có dấu hiệu giảm bớt nếu không muốn nói là liên tiếp xảy ra và diễn biến phức tạp.

Theo đó, chỉ trong vòng một ngày (12/3) tại Hải Phòng đã xảy ra hai vụ cháy nhà dân. Thương tâm hơn là trường hợp cháy xảy ra ở phường 4, quận 8, TP.HCM vào chiều 25/3 đã khiến hai vợ chồng và đứa con gái nhỏ 3 tuổi trong một gia đình tử vong.

Không chỉ cháy nhà ở, nghiêm trọng hơn là các vụ cháy xảy ra ở các cơ sở kinh doanh. Ngày 12/3, tại khu vực kinh doanh café tại tầng mái và một phần tầng 7 của tòa nhà hỗn hợp OCD ở số 8, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; Ngày 18/3, tại nhà hàng BBQ ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức. Ngọn lửa bao trùm nhà hàng, thiêu rụi nhiều tài sản bên trong.

Hy hữu là vụ cháy cánh đồng cỏ trong Khu công nghệ cao ở phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức (TP.HCM) vào ngày 22/3. Lửa bốc cao cuồn cuộn, khói dày đặc bao trùm khắp một vùng rộng lớn.

Phòng hơn chữa

Các vụ cháy xảy ra liên tiếp đặt chúng ta vào tình trạng báo động đỏ. Cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở đâu, không loại trừ ai. Cháy không phải là thiên tai. Cháy là do sự bất cẩn, thiếu kiến thức, cả thiếu ý thức chấp hành quy định phòng chống cháy nổ. Sơ suất do con người chính là một trong những nguyên nhân gây cháy nổ tại nhà nhiều nhất.

Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Muốn “phòng bệnh” mỗi người dân cần trang bị kiến thức lẫn nâng cao ý thức về cháy.

Trước hết là hiểu biết khi sử dụng các thiết bị điện. Theo thống kê, hơn 70% số vụ cháy có nguyên nhân liên quan đến các sự cố về điện như quá tải, chập mạch, thiết bị điện hư cũ, tự ý câu móc dây điện ngoài thiết kế ban đầu…

Tiếp theo là hiểu biết khi sử dụng những đồ vật liên quan đến lửa như bếp gas, bình gas, cục sạc điện thoại, bật lửa, thuốc lá, nhang đèn, vàng mã, xăng dầu…

Trong nhà nên lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung. Người lớn nên trang bị và hướng dẫn trẻ quy trình, cách sử dụng bình chữa cháy. Đừng để những thứ như diêm, nến, bật lửa ở trong tầm tay của trẻ em.

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Trước khi đi ngủ, phải kiểm tra các thiết bị điện, thiết bị nhà bếp, nơi thờ cúng… Trước khi đi ra khỏi nhà cúp cầu dao điện. Khi đốt cỏ, rác trên diện tích lớn phải thông báo cho lãnh đạo chính quyền địa phương, lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.

Khi xảy ra cháy, đồng thời với việc phát huy tốt phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư hậu cần tại chỗ” cần nhanh chóng báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chuyên nghiệp (số điện thoại 114) để được xử lý kịp thời.

Trong thực tế khi chữa cháy, Cảnh sát PCCC và CNCH hay gặp phải tình trạng người dân làm rào thép bao xung quanh các nhà tầng gọi nôm na là “chuồng cọp” “lồng chim” hoặc để đồ đạc chặn bít các lối thoát hiểm hoặc rào chắn lối đi gây cản trở cho việc chữa cháy. Cụ thể trong vụ cháy mới đây ở thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, An Dương, Hải Phòng, trong quá trình Đội

Cảnh sát PCCC và CNCH điều động lực lượng phương tiện đến chữa cháy đã gặp rào chắn hạn chế xe dưới 2m, nên phải quay lại đi đường vòng xa hơn khoảng 6km mới đến được đám cháy.

Tình trạng chuồng cọp lồng chim

Tình trạng “chuồng cọp, lồng chim”. Ảnh: Internet

Triệt để tháo dỡ “chuồng cọp”, “lồng chim”, rào chắn, cột bê tông, mở thêm lối thoát hiểm để hỗ trợ cho việc thoát khỏi đám cháy và tạo thuận lợi cho lực lượng chữa cháy là việc nên làm.

Trong tất cả các tai nạn xảy đến cho con người, cháy nhà là một tai nạn làm cho người ta mất sạch của cải, không kể số người chết đồng loạt trong cùng một gia đình, rất thương tâm. Đừng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với “giặc lửa”.

Nguồn: Cháy: Phòng hơn chữa

Cháy nhà trọ 5 tầng ở Trung Kính Hà Nội, 14 người chết

Hai ngôi nhà trên khu đất sâu trong ngõ phố Trung Kính, quận Cầu Giấy bốc cháy dữ dội lúc rạng sáng 24/5 làm 14...