Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ tính mạng và tài sản. Việc xây dựng và thực hiện một phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể và chi tiết không chỉ giúp ngăn chặn các vụ hỏa hoạn mà còn giảm thiểu thiệt hại khi sự cố xảy ra.
Bài viết này của VNPT iAlert sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của phương án phòng cháy chữa cháy, các quy định pháp lý liên quan, và hướng dẫn chi tiết về quy trình lập và thực tập phương án. Cùng tìm hiểu ngay!
Tầm quan trọng của phương án phòng cháy chữa cháy
Phương án phòng cháy chữa cháy là một kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho cơ sở và bảo vệ tính mạng con người cũng như tài sản.
- Tầm quan trọng của phương án phòng cháy chữa cháy: Phương án phòng cháy chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các nguy cơ hỏa hoạn, bảo vệ con người và tài sản. Cách phòng cháy chữa cháy được thể hiện thông qua một phương án tốt sẽ giúp xác định rõ các nguy cơ tiềm ẩn, biện pháp phòng ngừa và quy trình xử lý khi có sự cố xảy ra,. Từ đó đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy được thực hiện hiệu quả.
- Những rủi ro và hậu quả của việc không có kế hoạch phòng cháy chữa cháy: Thiếu một phương án phòng cháy chữa cháy có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người và tài sản, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp. Các vụ hỏa hoạn có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục và mất mát lớn nếu không được kiểm soát kịp thời.
>> Xem thêm: Quy định về diễn tập phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở
Phương án phòng cháy chữa cháy hỗ trợ việc xử lý các sự cố cháy nổ được nhanh chóng và hiệu quả
Quy định pháp lý về phương án phòng cháy chữa cháy
Các quy định pháp lý về phương án phòng cháy chữa cháy là nền tảng quan trọng để đảm bảo rằng mọi cơ sở, tổ chức đều có kế hoạch PCCC cụ thể và hiệu quả.
Các quy định và nghị định về việc lập phương án phòng cháy chữa cháy
Việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy phải tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành. Cụ thể, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Ngoài ra, các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng cháy chữa cháy cũng được nêu rõ trong các văn bản pháp luật liên quan.
Các cơ quan phải xây dựng phương án PCCC và các trách nhiệm
Theo quy định pháp luật, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy phù hợp với đặc điểm và điều kiện hoạt động của mình.
Về trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy được quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
“a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC 18).
Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.”
>> Xem thêm: Tóm tắt Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy được quy định trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP
(Nguồn ảnh: Sở du lịch Bình Định)
Nội dung chi tiết của phương án phòng cháy chữa cháy
Nội dung chi tiết của phương án chữa cháy được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau.
“a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.”
Quy trình lập và thực tập phương án chữa cháy
Để đảm bảo hiệu quả của phương án phòng cháy chữa cháy, việc lập kế hoạch chi tiết và thực tập thường xuyên là rất quan trọng.
Các bước lập phương án chữa cháy
Để có thể lập một phương án chữa cháy hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây.
- Khảo sát thực tế: Tiến hành kiểm tra khu vực, cơ sở vật chất, hệ thống điện, thiết bị, và các vật liệu dễ cháy nổ. Đánh giá các yếu tố có thể gây cháy nổ và điều kiện môi trường xung quanh.
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch chi tiết gồm các biện pháp phòng ngừa, quy trình xử lý sự cố, và chuẩn bị nguồn lực cần thiết như lực lượng chữa cháy và thiết bị bảo hộ.
- Phê duyệt phương án: Trình bày phương án chữa cháy lên cấp trên/cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và phê duyệt. Điều chỉnh phương án theo góp ý nếu cần.
- Triển khai thực hiện: Thực hiện các biện pháp đã đề ra, tổ chức tập huấn và diễn tập PCCC cho nhân viên. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và điều chỉnh phương án để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Quy trình thực tập phương án chữa cháy
Quy trình thực tập phương án chữa cháy là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự sẵn sàng và hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là các bước quan trọng cần tiến hành.
- Chuẩn bị: Xây dựng kịch bản diễn tập và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết. Thông báo cho nhân viên và các bộ phận liên quan để chuẩn bị tham thực tập.
- Diễn tập: Tổ chức diễn tập phương án chữa cháy với sự tham gia của toàn bộ nhân viên. Diễn tập theo kịch bản, đảm bảo mọi người thực hiện đúng quy trình từ phát hiện cháy, báo động, sơ tán, đến dập tắt đám cháy.
- Đánh giá: Kiểm tra, đánh giá kết quả diễn tập, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương án nếu cần thiết.
>> Xem thêm: Các bước trong quy trình chữa cháy tại chỗ
Việc thực tập phương án phòng cháy chữa cháy giúp nâng cao kỹ năng xử lý sự cố và đảm bảo an toàn cho cơ sở
Mẫu phương án chữa cháy
Phương án chữa cháy cần được xây dựng chi tiết và phù hợp với từng cơ sở, đơn vị để đảm bảo hiệu quả khi áp dụng.
Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở
Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở là Mẫu số PC 17, bao gồm các nội dung chính như sau.
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁYI. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU D N CƯ
II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU D N CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC
VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ
VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
>> Tải xuống: Mẫu số PC17 – Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở (Nguồn: THƯ VIỆN PHÁP LUẬT)
Mẫu phương án chữa cháy của cơ quan Công an
Mẫu phương án chữa cháy của cơ quan Công an là Mẫu số PC 18, bao gồm các nội dung chính như sau.
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU D N CƯ
II. GIAO THÔNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY
IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ
VI. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA
I. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT
II. CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY
III. TÍNH TOÁN LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
IV. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHỮA CHÁY
VI. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG
I. TÌNH HUỐNG 1:
II. TÌNH HUỐNG 2:
III. TÌNH HUỐNG …
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Đ. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
>> Tải xuống: Mẫu số PC 18 – Mẫu phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Nguồn: Công ty Kế Toán Anpha)
Kết luận
Phương án phòng cháy chữa cháy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho con người và tài sản. Một kế hoạch PCCC chi tiết và hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả của các vụ hỏa hoạn. Để đảm bảo an toàn tối đa, các cơ sở cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước lập phương án PCCC, thường xuyên kiểm tra và thực tập để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy.
Hy vọng qua bài viết này của VNPT iAlert, bạn có thể nắm vững các bước cần thiết để lập một phương án PCCC hiệu quả, từ đó chủ động trong việc bảo vệ an toàn cho mình và mọi người xung quanh.