Mẫu kế hoạch chi tiết về việc lập kế hoạch phòng cháy

Hiện tại VNPT iAlert đang tìm kiếm các đại lý phân phối và lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo sự cố trên phạm vi toàn quốc. Với những chính sách tốt, sản phẩm uy tín và chất lượng hứa hẹn sẽ là cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Quý anh/chị có nhu cầu hợp tác phân phối hoặc lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo cháy có thể liên hệ qua số hotline: 02.444.555.555 hoặc với chúng tôi.

08/03/2024
Nội dung bài viết
Việc có một kế hoạch phòng cháy không chỉ là yếu tố quan trọng để tuân thủ các quy định pháp luật mà còn là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cháy nổ cho mọi người trong trường hợp khẩn cấp. Trong bài viết này, VNPT iAlert sẽ cung cấp cách lập kế hoạch để có phương án phòng cháy chữa cháy hiệu quả.

Vì sao phải lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy

Việc lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy là phương án phòng cháy cháy chữa không thể thiếu trong quản lý an toàn mọi tổ chức doanh nghiệp. Đầu tiên và quan trọng nhất, kế hoạch này đảm bảo tính mạng và tài sản của mọi người trong trường hợp có hỏa hoạn Thứ hai, lập phương án phòng cháy chữa cháy xảy ra cũng là yêu cầu pháp lý ở nhiều quốc gia và tổ chức. Việc tuân thủ các quy định pháp lý không chỉ bảo vệ tổ chức khỏi các khoản phạt hoặc trách nhiệm pháp lý mà còn thể hiện cam kết của tổ chức đối với an toàn và trách nhiệm xã hội. Thứ ba, kế hoạch này cũng giúp phòng ngừa các tình huống nguy hiểm trước khi chúng xảy ra. Bằng cách xác định và loại bỏ các nguy cơ cháy nổ trong môi trường làm việc, tổ chức có thể đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và ổn định. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên về các biện pháp phòng cháy chữa cháy cũng giúp tăng cường nhận thức về an toàn cháy nổ và cung cấp cho họ kỹ năng cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Điều này không chỉ tăng cường hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc an toàn và đáng tin cậy. >> Xem thêm: Trách nhiệm của các cơ sở trong việc lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo sự cố

Các yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy

Tất cả các yếu tố nêu trên đều là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng công tác phòng cháy chữa cháy hiệu quả và toàn diện.
  • Phân tích nguy cơ: Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch. Việc phân tích và xác định nguy cơ cháy nổ cụ thể trong môi trường làm việc của bạn là cần thiết để xác định những biện pháp phòng ngừa và ứng phó cần thiết.
  • Lựa chọn thiết bị phòng cháy chữa cháy: Một khi đã xác định được các nguy cơ, việc lựa chọn và lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp là điều cần thiết. Điều này có thể bao gồm bình chữa cháy, hệ thống sprinkler, cùng với các hệ thống cảnh báo và điều khiển tự động.
  • Đào tạo và nhận thức: Không có kế hoạch nào là hiệu quả nếu nhân viên không được đào tạo và không nhận thức được tầm quan trọng của an toàn phòng cháy chữa cháy. Đào tạo định kỳ về kỹ năng phòng cháy chữa cháy và các quy trình an toàn sẽ giúp tăng cường nhận thức và chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp.
  • Xây dựng kế hoạch sơ tán: Một phần quan trọng của kế hoạch phòng cháy chữa cháy là xác định các tuyến đường sơ tán và điểm hẹn sau sơ tán. Điều này đảm bảo rằng mọi người trong tòa nhà có thể sơ tán an toàn và nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Hệ thống phòng cháy chữa cháy chỉ có thể hiệu quả nếu chúng được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ. Việc thiết lập một kế hoạch kiểm tra định kỳ sẽ đảm bảo rằng mọi thiết bị và hệ thống luôn hoạt động đúng cách.
  • Thực hiện thử nghiệm: Tổ chức thực hiện các kịch bản mô phỏng báo cháy giúp kiểm tra và cải thiện kế hoạch phòng cháy chữa cháy. Những cuộc tập trận này cũng giúp tăng cường sự chuẩn bị và kiến thức phòng cháy chữa cháy trong trường hợp khẩn cấp thực sự xảy ra.
  • Xem xét và cải thiện: Kế hoạch không phải là một bản hoàn chỉnh và cần phải được xem xét và cải thiện định kỳ dựa trên phản hồi và kinh nghiệm thực tế. Các điều này giúp đảm bảo rằng phương án phòng cháy chữa cháy luôn được cập nhật theo.

Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy

Sở GD&ĐT TRƯỜNG THPT Số: ……/KH-LHP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….., tháng…., năm 20…..

KẾ HOẠCH

Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm học 2022-2023

Căn cứ nghị định số quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ quyết định số ……………. của Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong về việc thành lập Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) trường học năm học 2022 – 2023;

Nhằm chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy, nổ trong nhà trường. Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) nhà trường xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác PCCC và CNCH năm học 2022- 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của CB-GV- CNV và học sinh đối với công tác PCCC.

2. Yêu cầu:

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rộng rãi Luật Phòng cháy và chữa cháy, cảnh báo tình hình cháy nổ để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

– Chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

– Bổ sung CSVC, công cụ chữa cháy đi đôi việc nâng cao nghiệp vụ PCCC cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC tại chỗ, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, chú trọng việc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra phương án chữa cháy và cứu hộ, tổ chức thực tập các tình huống cháy giả định. Đầu tư trang bị các dụng cụ, phương tiện chữa cháy phù hợp.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy và chữa cháy, phổ biến các kiến thức phòng cháy chữa cháy. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy của nhà trường.

3. Thường xuyên tự kiểm tra nhà trường theo định kỳ về phòng cháy, chữa cháy; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ của nhà trường. Tổ chức thực tập phương án, chủ động xử lý các tình huống cháy giả định, thực tập phương án cứu hộ cứu nạn.

4. Tiếp tục tự chỉnh đốn công tác phòng cháy chữa cháy ngày càng hiệu quả, thiết thực theo đúng phương châm “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”.

III. HƯỞNG ỨNG NGÀY PCCC (4/10/2022)

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, cần chú ý trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở, trong công tác PCCC; khắc phục những tồn tại, thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC của cơ quan đơn vị trong thời gian qua (nếu có). Đồng thời nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức và học sinh về đảm bảo an toàn PCCC.

2. Thông qua các hình thức giáo dục lồng ghép trong chính khóa và hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh ý thức phòng cháy chữa cháy.

3. Thủ trưởng đơn vị, trường học có trách nhiệm rà soát, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ đủ về cơ số, trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC theo đúng quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch và tự kiểm tra an toàn PCCC tại nơi ở, nơi làm việc của mình; có biện pháp khắc phục những thiếu sót về công tác PCCC nhằm phòng ngừa, không để xẩy ra cháy nổ, chú ý kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chống cháy lan và các điều kiện thoát nạn . . . khi có cháy nổ xảy ra.

4. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm tăng cường công tác PCCC tại đơn vị.

5. Tăng cường kiểm tra, không để học sinh mang các chất có nguy cơ cháy nổ đến trường, không đốt pháo nổ và các trò chơi tiềm ẩn cháy nổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm .

IV. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền vận động

– Tuyên truyền sâu rộng về Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi, bổ sung như Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 của Chính phủ, Thông tư số: 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy;

– Thực hiện các hình thức tuyên truyền về PCCC và CNCH bằng khẩu hiệu, panô, áp phích trong sân trường và tại các dãy phòng học.

– Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về PCCC và CNCH, các kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức- người lao động và học sinh. Tổ chức thi đua bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tại cơ quan.

2. Xây dựng và củng cố lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ

– Rà soát và kiểm tra việc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy đã được duyệt tại đơn vị.

– Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường diễn tập các phương án phòng cháy chữa cháy tại nhà trường (diễn tập tình huống bất ngờ).

– Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ xảy ra; kiên quyết không để xảy ra cháy gây thiệt hại về người và tài sản tại đơn vị.

– Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các thiếu sót về Phòng cháy Chữa cháy.

– Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả cao nhất.

– Xây dựng lực lượng Phòng cháy Chữa cháy tại nhà trường. Triển khai nghiệp vụ Phòng cháy Chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

– Xây dựng phương án Phòng cháy Chữa cháy tại chỗ. Triển khai Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị.

3. Công tác kiểm tra PCCC và CNCH

– Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, tiến hành kiểm tra hệ thống điện trong phòng làm việc, các phòng chức năng, Thư viện, phòng thiết bị thí nghiệm, các phòng học…

– Kiểm tra vệ sinh khuôn viên nhà trường, kiểm tra việc xử lý rác sau giờ làm việc.

– Phát hoang, thu dọn và di dời cỏ, rác, giấy vụn, phế liệu ra khỏi khu vực cơ quan, đơn vị. Về xử lý đốt phải có phương án bảo vệ bằng lực lượng tại chỗ.

– Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để bảo vệ, tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát sinh cháy.

– Thực hiện công tác tự kiểm tra và chủ động khắc phục các thiếu sót không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm quản lý 1lần/tháng.

– Chủ động quản lý tốt nguồn điện hoạt động của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ huy PCCC, và đội PCCC và CNCH

– Thành lập Đội PCCC, CNCH và xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

– Đội PCCC, CNCH có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định PCCC của CB, GV, NV và học sinh.

– CB, GV, NV và học sinh thực hiện nghiêm túc Quy định về PCCC, CNCH.

+ CB, GV, NV ở phòng nào phụ trách phòng đó, luôn chủ động kiểm tra nguồn điện khi sử dụng và hết giờ làm việc phải cúp cầu dao điện.

+ Đối với phòng hội đồng, phòng chức năng, yêu cầu nhân viên bảo vệ, giáo viên và học sinh được phân công trực có nhiệm vụ kiểm tra nguồn điện, ngắt điện khi ra khỏi phòng; nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra lại nguồn điện khi hết giờ làm việc, báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên, học sinh trực không chấp hành đúng quy định.

+ Đối với các phòng học giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh ngắt nguồn điện sau khi ra về.

+ Khi phát hiện cháy mọi thành viên của nhà trường phải có trách nhiệm tham chữa cháy.

+ Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng các phương tiện chữa cháy tại chỗ trong đơn vị: Hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy để bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

+ Tự kiểm tra các hệ thống Phòng cháy, chữa cháy 1lần/tháng.

2. Công tác báo cáo

– Báo cáo theo quy định cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Báo cáo công tác Phòng cháy và Chữa cháy cho Công an huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo khi tiến hành các cuộc kiểm tra công tác PCCC.

– Báo cáo đột xuất công tác phòng cháy chữa cháy của nhà trường khi có yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, UBND Huyện và Công an huyện (hoặc khi có tình huống cháy nổ xảy ra).

Trên đây là Kế hoạch công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm học 2022-2023, đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức- người lao động và học sinh toàn trường thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trên để công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của nhà trường đảm bảo đúng quy định.

Nơi nhận:

– Văn phòng Sở GD&ĐT;
– Đảng ủy, BGH;
– Các TTCM, Đoàn thể;
– Đội PCCC và CNCH;
– Website Trường;
– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Kết luận

Mẫu kế hoạch phòng cháy là một việc làm thiết yếu để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp cơ sở. Bài viết này của VNPT iAlert đã cung cấp cho bạn mẫu chi tiết về phương án phòng cháy chữa cháy. Hãy áp dụng mẫu này để xây dựng kế hoạch phù hợp và bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp của bạn.

Các dòng tủ báo cháy Yun Yang phổ biến

Với chất lượng cao, độ tin cậy và khả năng tương thích vượt trội, tủ báo cháy Yun Yang được sử dụng rộng rãi trong...