Quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng

Hiện tại VNPT iAlert đang tìm kiếm các đại lý phân phối và lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo sự cố trên phạm vi toàn quốc. Với những chính sách tốt, sản phẩm uy tín và chất lượng hứa hẹn sẽ là cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Quý anh/chị có nhu cầu hợp tác phân phối hoặc lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo cháy có thể liên hệ qua số hotline: 02.444.555.555 hoặc với chúng tôi.

23/03/2024
Nội dung bài viết

Luật phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò then chốt trong xây dựng, đảm bảo an toàn cho công trình, con người và tài sản. Việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng là yêu cầu bắt buộc, góp phần giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn và thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Bài viết này của VNPT iAlert sẽ cung cấp thông tin về các quy định PCCC trong xây dựng để bạn được nắm rõ.

Tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định PCCC trong xây dựng

Việc tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng là vấn đề quan trọng thiết yếu, mà không thể xem nhẹ. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định PCCC không chỉ bảo vệ tính mạng con người mà còn giúp hạn chế thiệt hại về tài sản, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của các công trình xây dựng.

Trước hết, việc quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng giúp giảm thiểu rủi ro cháy nổ, ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và sức khỏe của cả người sử dụng công trình lẫn lực lượng cứu hộ.
Các quy định về an toàn PCCC bao gồm các yêu cầu về vật liệu xây dựng không cháy, thiết kế lối thoát hiểm, hệ thống báo cháy, chữa cháy, quy trình phòng ngừa và đào tạo ứng phó với tình huống khẩn cấp. Khi tuân thủ đầy đủ các quy định này, nguy cơ xảy ra cháy nổ sẽ được kiểm soát tối đa, đồng thời giúp người dân và nhân viên cứu hộ có thể nhanh chóng đối phó và thoát hiểm an toàn.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng cũng giúp giảm thiểu thiệt hại về tài sản và kinh tế. Một vụ hỏa hoạn trong công trình xây dựng có thể gây ra những tổn thất lớn về vật chất, đe dọa đến hoạt động kinh doanh và sinh kế của nhiều gia đình.

Việc đầu tư cho công tác PCCC sẽ giảm thiểu rủi ro tài chính và bảo vệ tài sản của cá nhân, doanh nghiệp, cũng như ngân sách nhà nước dành cho hoạt động cứu hộ và khắc phục hậu quả.

Hơn nữa, tuân thủ quy định PCCC là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng và cấp phép hoạt động của các công trình. Việc không tuân thủ như thiết giấy phép phòng cháy chữa cháy có thể dẫn đến những hình phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra sự cố đáng tiếc. Do đó, tuân thủ quy định PCCC không chỉ mang lại lợi ích về an toàn mà còn đảm bảo tính hợp pháp và uy tín cho các dự án xây dựng.

Cuối cùng, tuân thủ quy định PCCC góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và an toàn của ngành xây dựng. Các công trình xây dựng an toàn sẽ góp phần tạo nên một môi trường sống và làm việc lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Đồng thời, việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng cũng giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của các doanh nghiệp xây dựng.

>> Xem thêm: Quy định về phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Tầm quan trọng việc tuân thủ quy định pccc

Quy định PCCC trong hoạt động xây dựng trên công trường

Theo QCVN 18:2021/BXD được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD, cụ thể như sau:

Quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy tại công trường xây dựng và khu vực lân cận

(1) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên công trường phải tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các quy định của pháp luật khác có liên quan về PCCC.

(2) Người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện các biện pháp cần thiết để:

– Ngăn ngừa nguy cơ xảy ra cháy;

– Kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả đám cháy;

– Đảm bảo thoát nạn nhanh chóng và an toàn.

(3) Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, chất, hóa chất dễ cháy phải được lưu trữ riêng biệt trong các kho chứa phù hợp và có biện pháp ngăn chặn người xâm nhập trái phép.

(4) Không được hút thuốc trong công trường ngoại trừ các khu vực được bố trí riêng để cho phép hút thuốc. Biển báo “Cấm hút thuốc” phải được bố trí ở nơi dễ thấy, ở gần và tại các khu vực có chứa chất dễ cháy hoặc vật liệu cháy.

(5) Trong không gian hạn chế hoặc những khu vực mà khí, hơi, bụi dễ cháy có thể gây nguy hiểm:

– Chỉ được phép sử dụng các trang thiết bị điện (kể cả các dây dẫn điện, nguồn cấp điện khác) và đèn xách tay ĐBAT cháy;

– Không cho phép sử dụng lửa trần, thiết bị tạo nhiệt hoặc các nguồn gây cháy khác;

– Phải có biển báo “Cấm hút thuốc”;

– Phải thường xuyên và kịp thời dọn dẹp các chất, phế thải dễ cháy như gỗ, bìa, mùn cưa, giẻ, chất thải lẫn dầu mỡ ra khỏi khu vực này;

– Phải bố trí hệ thống thông gió phù hợp.

(6) Tại nơi làm việc:

– Các vật liệu, chất cháy, dễ cháy phải được để trong các hộp, thùng kín làm bằng kim loại hoặc vật liệu chống cháy khác;
– Phải thường xuyên dọn dẹp phế thải (chất cháy, dễ cháy) và chuyển đi.

(7) Phải thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao ở công trường như: Khu vực gần các thiết bị tạo ra nhiệt, dây dẫn điện và hệ thống điện; nơi lưu trữ vật liệu, chất cháy, dễ cháy; nơi có các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác.

(8) Công việc hàn, cắt bằng nhiệt và các hoạt động tạo nhiệt khác chỉ được thực hiện khi:

– Các thiết bị hàn, cắt đã được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn theo quy định;

– Các biện pháp phòng ngừa phù hợp cần thiết đã được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ cháy;

– Có sự giám sát của người được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về PCCC.

CHÚ THÍCH: ĐBAT trong sử dụng thiết bị tạo nhiệt phải tuân thủ quy định của QCVN 03:2011/BLĐTBXH, QCVN 17:2013/BLĐTBXH và các QCVN khác có liên quan.

(9) Tại các khu vực có nguy cơ cháy, phải trang bị thiết bị chữa cháy phù hợp được đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận; bố trí và duy trì nguồn cấp nước chữa cháy đầy đủ, đảm bảo áp lực cần thiết. Các thiết bị chữa cháy phải được bảo trì và kiểm tra, kiểm định an toàn định kỳ theo quy định về PCCC. Đường tiếp cận nơi đặt các trang thiết bị chữa cháy như vòi, họng nước chữa cháy, bình chữa cháy xách tay, van, đầu nối với đường ống cấp nước chữa cháy phải được đảm bảo thông thoáng trong mọi thời điểm.

(10) Phải bố trí đầy đủ các phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy phù hợp ở nơi có nguy cơ cháy và những nơi cần thiết khác. Các phương tiện, thiết bị này phải đảm bảo nghe rõ và có thể để truyền tải tín hiệu, thông tin cảnh báo về cháy, dấu hiệu có cháy hoặc nguy cơ cháy tới tất cả các vị trí, khu vực trong công trường có người lao động làm việc.

(11) Biển báo hướng dẫn cho phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy, phục vụ chữa cháy phải được bố trí ở nơi dễ thấy và ghi rõ:
– Vị trí nút (hoặc công tắc) của thiết bị cảnh báo cháy hoặc vị trí gần nhất của phương tiện báo cháy;
– Số điện thoại và (hoặc) các phương tiện liên lạc khác, địa chỉ cụ thể của bộ phận cứu nạn, cứu hộ tại công trường, đơn vị Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ ở nơi gần nhất.

(12) Lối thoát nạn phải được kiểm tra thường xuyên và duy trì thông thoáng trong mọi thời điểm, đặc biệt là đối với các khu vực trên cao và các khu vực bị hạn chế tiếp cận như trong tầng ngầm, công trình ngầm, đường hầm, không gian hạn chế; phải lắp đặt các biển chỉ dẫn hướng thoát nạn khi xảy ra cháy tại các vị trí phù hợp, dễ thấy.

(13) Người sử dụng lao động phải:
– Tổ chức, huấn luyện cho người lao động sử dụng thiết bị chữa cháy, kỹ năng thoát nạn cho người lao động (bao gồm quy trình, các việc cần phải thực hiện trong trường hợp có cháy, các biện pháp hoặc kỹ năng thoát nạn);
– Bố trí tối thiểu 02 (hai) người đã được huấn luyện kỹ năng PCCC theo quy định để phục vụ cho công việc chữa cháy khi cần thiết tại nơi làm việc ở công trường.

(14) Trong các ca làm việc, số lượng người lao động bao gồm tên, cách thức hoặc phương tiện liên lạc phải được người sử dụng lao động và các đơn vị quản lý, sử dụng nhân lực có liên quan ghi chép chi tiết để quản lý và phục vụ cho việc ĐBAT cháy.

(15) Người sử dụng lao động phải có kế hoạch thoát nạn cụ thể và hiệu quả để tất cả mọi người được thoát nạn nhanh chóng, không xảy ra tình trạng hoảng loạn. Ngoài ra, trong kế hoạch thoát nạn phải xét đến việc máy, thiết bị và các công việc thi công bị ngừng hoặc phải ngừng khi có cháy. Người sử dụng lao động phải tổ chức diễn tập thoát nạn định kỳ cho tất cả người lao động trên công trường.

>> Xem thêm: Quy định về kiểm tra phòng cháy chữa cháy

Quy định pccc trong hoạt động xây dựng công trường

Quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy khi thi công công trình ngầm

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy khi thi công công trình ngầm như sau:

2.8.3.4.1 Việc PCCC trong công trình ngầm phải thực hiện theo các quy định tại 2.1.8, các QCVN và các quy định pháp luật khác về PCCC.
CHÚ THÍCH: QCVN liên quan đến PCCC, bao gồm: QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT.

2.8.3.4.2 Không được lưu trữ các vật liệu, chất dễ cháy trong phạm vi 30 m tính từ giếng chìm, cửa đường hầm, nhà hoặc phòng đặt động cơ (kể cả động cơ thông gió).

2.8.3.4.3 Không được phép lưu trữ các vật liệu, chất dễ cháy ở khu vực thi công ngầm trừ trường hợp có kho chứa riêng đảm bảo được các quy định về an toàn cháy, nổ.

2.8.3.4.4 Dầu mỡ bôi trơn động cơ, giẻ lau chùi và những vật liệu, chất dễ cháy, nổ tương tự khác sử dụng cho máy, thiết bị thi công phải được chứa trong các hộp, thùng kim loại kín và cất giữ ở khoảng cách an toàn đối với giếng chìm, thiết bị nâng, vật liệu nổ và gỗ.

2.8.3.4.5 Tại khu vực thi công ngầm, không được phép sử dụng lửa trần trừ trường hợp không có nguy cơ xảy ra cháy, nổ.

2.8.3.4.6 Không được phép sử dụng các loại máy, thiết bị thi công có động cơ xăng khi thi công ngầm, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về PCCC.

2.8.3.4.7 Khi hàn hoặc cắt bằng nhiệt (lửa) trong thi công ngầm phải đảm bảo các biện pháp sau:

a) Kết cấu, KCCĐT bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy khác phải được phủ lớp bảo vệ chống cháy;

b) Phải có bình chữa cháy phù hợp, ở trạng thái hoạt động tốt;

c) Phải theo dõi, quan sát liên tục để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuất hiện cháy;

d) Phải loại bỏ khói, bụi hàn bằng cách hút khí thải.

Quy chuẩn pccc

Kết luận

Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong xây dựng là trách nhiệm chung của chủ đầu tư, nhà thầu và người lao động. Việc đảm bảo an toàn PCCC không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn, bảo vệ công trình và con người mà còn góp phần thúc đẩy tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình.
Hy vọng những thông tin từ VNPT iAlert giúp ích cho bạn.

Các dòng tủ báo cháy Notifier phổ biến

Tủ báo cháy Notifier là một thương hiệu uy tín, đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ đầu tư bởi tính...