Trong nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn, việc trang bị kiến thức và kỹ năng về PCCC cho mỗi cá nhân là hết sức quan trọng. Các quy định tập huấn phòng cháy chữa cháy chính là nền tảng giúp xây dựng và duy trì một môi trường làm việc an toàn. Bài viết dưới đây của VNPT iAlert sẽ giới thiệu chi tiết về huấn luyện phòng cháy chữa cháy và các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Quy định tập huấn phòng cháy chữa cháy tại Khoản 3 Điều 31. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;
đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;
e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;
g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
Đồng thời tại Khoản 1 và Khoản 4, Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
Phải huấn luyện định kỳ cho đội PCCC bao lâu một lần?
Căn cứ mục c) Khoản 3 Điều 33 thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phòng cháy chữa cháy của việc đào tạo thường xuyên cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
>> Xem thêm: Quy định về kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Cũng tại mục a), b) thuộc Khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định tập huấn phòng cháy chữa cháy có nêu rõ:
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC tại khoản 2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy Điều 33 thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC được quy định tại Khoản
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
>> Xem thêm: Quy định về diễn tập phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở
Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện PCCC nghiệp vụ PCCC
Tại Khoản 5 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định tập huấn phòng cháy chữa cháy, cụ thể như sau:
5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện;
c) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).
Giá trị chứng nhận phòng cháy chữa cháy trong bao lâu?
Căn cứ theo Khoản 13 Điều 33. Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
13. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Hồ sơ đề nghị cấp đổi và cấp lại chứng nhận huấn luyện
Mẫu PC24 – Đề nghị cấp đổi/cấp lại chứng nhận huấn luyện.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐỀ NGHỊ
CẤP ĐỔI/CẤP LẠI CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ……………..(1)…………….
Tôi là: ……………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ……………… Ngày cấp:……………………..
Nơi làm việc/thường trú: ………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………………………………
Ngày ….. tháng ….. năm ……., tôi được …………….(1)…… cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.
Do: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bị hư hỏng/mất.
Đề nghị quý cơ quan ……………….(2)…….. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu hạn, cứu hộ.
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
………, ngày …. tháng …. năm ……
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện;
(2) Ghi một trong các nội dung: Cấp đổi, cấp lại.
Kết luận
Mong rằng thông tin do VNPT iAlert cung cấp về quy định tập huấn phòng cháy chữa cháy đã cho bạn cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Để có một môi trường an toàn, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng mà còn cần sự chung tay, tuân thủ nghiêm ngặt từ mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dân.